Chiều nay thấy hoa cười chợt… nhớ một người
Câu hát ấy từ lâu nay cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Tại sao lời câu hát ấy mà không phải là câu hát nào khác? “Hoa cười”, có lẽ vì hai tiếng ấy gợi nhớ câu thơ cũ, “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông . Chàng trai trẻ trong câu chuyện tình xa xưa ấy cũng “thấy hoa cười” mà thẫn thờ “nhớ một người”.
Có ai trong đội mình lại chẳng có những phút như thế, những phút ngắm nhìn những cánh hoa rung rinh lay động trong nắng sớm, trong gió chiều mà lòng bâng khuâng… “nhớ một người”.
Câu hát làm cho người ta phải bâng khuâng ấy ở trong bài hát “Nhớ một chiều xuân”. Giọng hát làm cho người ta phải bâng khuâng ấy là giọng Lệ Thanh, vào cái “thuở ban đầu” của bài hát ấy.
Thuở ban đầu của những khúc nhạc xuân
Theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả “Nhớ một chiều xuân” (1962), Lệ Thanh là ca sĩ đầu tiên hát bài ấy.
“Nhớ một chiều xuân” là một trong hai bài nhạc xuân quen thuộc và rất được yêu chuộng của Nguyễn Văn Đông (bài kia là “Phiên gác đêm xuân”) ở miền Nam trước năm 1975.
Bài nhạc xuân này có vẻ hơi “lạ” so với những bài xuân ca khác. Lạ, vì “chiều xuân” trong bài hát ấy không phải là xuân chốn quê nhà mà là xuân nơi quê người. Lạ, vì nỗi nhớ nhung trong bài hát ấy không phải là nỗi buồn nhớ quê hương (như là “Xuân tha hương”, một bài nhạc xuân của Phạm Đình Chương) mà là những niềm thương nỗi nhớ của người ở phương này gởi về người ở phương kia.
Author
-
Sinh năm 1949 tại Hà Nam - Cựu sĩ quan Quân Lực VNCH, đến Hoa Kỳ năm 1994. Từng điều hành một trường dạy Việt ngữ ở tiểu bang Washington trong nhiều năm. Cộng tác với các báo văn học (truyện, biên khảo, nhận định về văn học, ngôn ngữ, âm nhạc…). Hiện định cư tại Seattle, tiểu bang Washington (USA).
View all posts