Lệ Thanh, còn “Nhớ một chiều xuân”

Chiều nay thấy hoa cười chợt...nhớ một người

Giọng “trìu mến” ấy có khi là giọng dào dạt, êm đềm trong “Lòng mẹ” (Y Vân) hay “Tiếng hát
học trò” (Nguyễn Hiền & Minh Ky), có khi là giọng ngọt ngào, nũng nịu trong “Nếu vắng anh”
(Anh Bằng) hay “Anh nhớ về thăm em” (Trần Thiện Thanh), có khi là giọng tha thiết, đắm say
trong “Gợi giấc mơ xưa” (Lê Hoàng Long) hay “Tà áo xanh” (Đoàn Chuẩn-Từ Linh)…

Có vẻ những người yêu thích tiếng hát Lệ Thanh đều giữ riêng cho mình bài hát nào đó với giọng hát của chị. Đến nay nhiều người vẫn nhắc tới những bài “Tiễn em” của Phạm Duy & Cung Trầm Tưởng, “Người em nhỏ” của Nguyễn Hiền & Thiệu Giang, “Chiều bên giáo đường” của Lê Trọng Nguyễn, “Bài thơ hoa đào” của Hoàng Nguyên, “Hoa soan bên thềm cu” của Tuấn Khanh, “Mấy dặm sơn khê” của Nguyễn Van Đông, “Người đi chưa về” của Hoàng Trọng (Mộc Lan, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc hát phụ họa), “Đêm nay ai đưa em về” của Nhật Ngân (Hồng Phúc, Thanh Sơn hát phụ họa)… Có không ít bài hát được Lệ Thanh “ký tên” từ ngày ấy, và mãi đến nay vẫn chưa có giọng hát nào thay thế.

Thường thì người hát giọng mũi khó lên được những nốt cao, thế nhưng cái khó ấy không thấy ở giọng Lệ Thanh. “Tiễn em” (Phạm Duy & Cung Trầm Tưởng), bài hát có những nốt khá cao, nghe được qua những giọng khác nhau của ba cô ca sĩ cùng thời mà tên đều có chữ “Thanh” và đều là những tiếng hát rất được yêu chuộng. Mỗi giọng có cách thể hiện riêng. Giọng Thanh Thúy não nùng như tiếng nấc nghẹn của cuộc chia ly “một trăm ngày xa cách”, giọng Thái Thanh sướt mướt như nỗi giá băng của “tuyết rơi phủ con tàu”. Giọng Lệ Thanh ở giữa hai giọng ấy, không trầm đục như giọng Thanh Thúy, không lảnh lót như giọng Thái Thanh, chỉ rưng rưng một nỗi buồn sân ga tựa như “tuyết rơi mỏng manh buồn”.

Lên xe tiễn em đi / chưa bao giờ buồn thê… ế…
Nơi em có trăng soi / anh một mình thương nhơ… ớ…
Trời mùa đông Paris / suốt đời thèm trăng soi

Nét uốn lượn ở cuối những câu hát nghe như một nỗi nhớ mênh mang. Giọng hát vừa đủ chạm
vào trái tim, vừa đủ “cho ấm mộng đêm nay”.

Bài hát ấy, giọng hát ấy cất lên từ một phòng trà nhỏ ấm cúng ở số 43 đường Bùi Viện, Saigon, vào những năm đầu thập niên 60’s. Quán Anh Vũ, tên gọi của “phòng trà ca vũ nhạc” ấy, là “nơi gặp gỡ của các văn nhân tài tử thủ đô” (cách gọi vào thuở ấy), và cũng là nơi đêm đêm người ta vẫn tìm đến để được nghe những bài hát thật hay và những giọng hát thật hay. Giọng hát ấy cũng cất lên đêm đêm ở các phòng trà ca nhạc khác, ở các sân khấu “đại nhạc hội”, trên các làn sóng Đài phát thanh Saigon và Quân đội, và trong các dĩa nhạc (Sóng Nhạc, Việt Nam, Tân Thanh…) một thời nào.

Author

  • Lê Hữu

    Sinh năm 1949 tại Hà Nam - Cựu sĩ quan Quân Lực VNCH, đến Hoa Kỳ năm 1994. Từng điều hành một trường dạy Việt ngữ ở tiểu bang Washington trong nhiều năm. Cộng tác với các báo văn học (truyện, biên khảo, nhận định về văn học, ngôn ngữ, âm nhạc…). Hiện định cư tại Seattle, tiểu bang Washington (USA).

    View all posts