NHẠC THƠ THÂN HỮU CỎ THƠM – THÁNG 12, 2023

Mời quý vị thưởng thức chương trình nhạc thơ thân hữu Cỏ Thơm tháng 12, 2023.

Biên soạn: Phan Anh Dũng (Rockville, Maryland USA)

(Bấm vào tên bản nhạc để nghe)

CĂN NHÀ XƯA – Sáng tác: Nguyễn Đình Toàn (1936-2023) – Tiếng hát: Tuấn Ngọc
TẠ TÌNH – Sáng tác: Hoàng Thi Thơ – Song ca: Khánh Hà, Trần Thái Hòa
AI NÓI YÊU EM ĐÊM NAY – Sáng tác: Trần Thiện Thanh – Song ca: Nhật Trường & Ngọc Lan
EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30 –  Thơ: Nguyễn Đình Toàn – Phổ nhạc: Vũ Thành An – Tiếng hát: Tâm Hảo
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚISáng tác: Nguyễn Văn Đông – Tiếng hát: Giao Linh (thu âm ca khúc này đầu tiên)
MỘT LẦN YÊU – Sáng tác: Phạm Mạnh Cương – Tiếng hát: Thanh Lan
TỪ KHÚC – Sáng tác: Từ Công Phụng – Song ca: Ngọc Anh, Trần Thái Hòa
ĐÔI BỜNhạc Ý Đại Lợi: CHE SARÀ; lời Việt: Lữ Liên – Tiếng hát: Anh Tú (1950-2003)
DẠ KHÚCSáng tác: Quốc Bảo – Tiếng hát: Phạm Hoài Nam  /  Violin solo: Tú Xỉn
TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN –  Sáng tác: Thanh Tùng – Song ca: Dalena, Henry Chúc

Tranh sơn mài: ĐẰNG GIAO

NGĂN CÁCH – Sáng tác: Y Vân – Classical guitar solo: Đỗ Đình Phương
THẮP SÁNG CÂY NOEL – Sáng tác & đàn & hát: Trần Chí Phúc
NGƯỜI TÌNH ƠI, HÃY HÔN EM THẬT NHIỀU Lời Việt: Lại Quốc Hùng & Nguyễn Thượng Đức – Tiếng hát: Ngọc Quy
(Besame Mucho – Nhạc: Consuelo Velásquez – Lời Mễ: Velásquez& Sunny Skylar)
CUNG ĐÀN KHÓC THAN – Lời: Thanh Lan – Phổ nhạc: Phạm Anh Dũng (Cali) – Tiếng hát: Thanh Lan
QUÊ CŨ GỌI THẦM ĐÊM TUYẾT RƠIThơ: Tuệ Nga – Phổ nhạc: Vĩnh Điện – Tiếng hát: Hương Giang
BẾN SỊA HOÀNG HÔN – Thơ: Quang Hà – Phổ nhạc: Trần Đại Bản – Tiếng hát: Vân Khánh
CÂY ĐA LÀNG CŨThơ: Phan Khâm – Phổ nhạc: Nguyễn Hữu Tân (1949-2023) – Tiếng hát: Hạnh Nguyên
BÀI THƠ KHÔNG GỬISáng tác: Thủy Lâm Synh – Tiếng hát: Minh Thảo
VỀ THĂM TRƯỜNG XƯA – Sáng tác: Lê Vân Tú (Úc Châu) – Tiếng hát: Xuân Phú
NỖI ĐAU MUỘN MÀNGSáng tác: Ngô Thụy Miên – Tiếng hát: Trịnh Sơn Tuyền

NHỚ VỀ NHÀ VĂN, NHÀ THƠ, NHẠC SĨ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN (1936-2023) – Biên soạn: Phan Anh Dũng (Rockville, Maryland USA)

https://cothommagazine.com/wp/nho-ve-nha-van-nhatho-nhac-si-nguyen-dinh-toan-1936-2023/

NƯỚC MẮT CHO SÀI GÒN (SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN) – Nguyên Khang
HIÊN CÚC VÀNG – Khánh Ly

Nguyễn Đình Toàn có bút hiệu ban đầu là Tô Hà Vân nhưng thành danh với tên thật và cũng là bút hiệu chính thức sau này; sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại huyện Gia Lâm, bên bờ sông Hồng, ngoại thành Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, Nguyễn Đình Toàn bắt đầu viết văn làm thơ, viết kịch, viết nhạc, cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học [trong nhiều năm, Nguyễn Đình Toàn phụ giúp Trần Phong Giao tuyển chọn thơ và truyện cho báo Văn]; Nguyễn Đình Toàn cũng viết feuilleton cho các nhật báo Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, Tiền Tuyến; biên tập viên đài phát thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trong những năm 1970s. Tác phẩm Áo Mơ Phai đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 1973.
Sau 1975, cùng chung số phận như mọi văn nghệ sĩ Miền Nam, Nguyễn Đình Toàn bị bắt hai lần và đi tù cải tạo một thời gian gần sáu năm. Sang Mỹ định cư từ cuối năm 1998, Nguyễn Đình Toàn và vợ, chị Thu Hồng cùng phụ trách chương trình Đọc Sách cho đài phát thanh VOA, Nguyễn Đình Toàn còn viết cho tuần báo Việt Tide mục Văn Học Nghệ Thuật của nhà văn Nhật Tiến cho tới khi nghỉ hưu.
Nguyễn Đình Toàn qua đời ngày 28 tháng 11, 2023 tại Fountain Valley, California USA, hưởng thọ 87 tuổi

Tác phẩm đã xuất bản:
Văn: Chị Em Hải (truyện, Nxb Tự Do 1961); Những Kẻ Đứng Bên Lề (truyện, Nxb Giao Điểm 1974); Con Đường (truyện, Nxb Giao Điểm 1965); Ngày Tháng (truyện, Nxb An Tiêm 1968); Phía Ngoài (tập truyện, viết chung với Huỳnh Phan Anh, Nxb Hồng Đức 1969); Đêm Hè (truyện, Nxb Hiện Đại 1970); Giờ Ra Chơi (truyện, Nxb Khai Phóng 1970); Đêm Lãng Quên (Nxb Tân Văn 1970); Không Một Ai (truyện, Nxb Hiện Đại 1971); Thành Phố (truyện, Nxb Kẻ Sĩ 1971); Đám Cháy (tập truyện, Nxb Tân Văn 1971); Tro Than (truyện, Nxb Đồng Nai 1972); Áo Mơ Phai (truyện, Nxb Nguyễn Đình Vượng 1972); Đồng Cỏ (truyện, Nxb Đồng Dao/ Úc châu 1994).
Thơ: Mật Đắng (thơ, Nxb Huyền Trân 1962)
Kịch: các vở kịch Nguyễn Đình Toàn đều là kịch truyền thanh, trừ Cơn Mưa được trích đăng trong bộ môn Kịch Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, những bản thảo khác đều thất lạc.
Nhạc: Hiên Cúc Vàng (tập nhạc, 1999); Tôi Muốn Nói Với Em (tập nhạc, 2001); Mưa Trên Cây Hoàng Lan (tập nhạc, 2002).
Ký: Bông Hồng Tạ Ơn I & II (Nxb Đêm Trắng 2006, 2012)

(Trích bài viết về Nguyễn Đình Toàn của nhà văn Ngô Thế Vinh)

********

Pianist VƯƠNG HƯƠNG và violinist LUÂN VŨ (em trai)

Bao Giờ Biết Tương Tư (Phạm Duy) – Tam tấu: Vương Hương (keyboard), Nguyễn Đức Đạt (guitar), Luân Vũ (violin)
https://www.youtube.com/watch?v=AyAFMLc5Svg
Liên Khúc Đêm Đông và các bản nhạc mùa Giáng SinhVương Hương (keyboard), Luân Vũ (violin)
https://youtu.be/JishibIF450?si=Pyh4_vpjxxX_zAiS&t=17
El Choclo by Ángel VilloldoTam tấu: Vương Hương (piano), Trung Nghĩa (guitar), Luân Vũ (violin)
https://www.youtube.com/watch?v=iOtlMyzRqk4

Trịnh Cung & Vương Hương – 2014

1. Đệm Dương cầm (piano)
VƯƠNG HƯƠNG từ ngày cùng em trai Luân Vũ lập ra nhóm nhạc The Friends tại Little Saigon, Nam California năm 1998, đã đệm đàn piano cho hầu hết các danh ca hàng đầu Việt Nam như các nam ca sĩ: Anh Ngọc, Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Vũ Khanh, Chế Linh, Trần Thái Hòa, Tuấn Vũ, Thế Sơn, Quang Tuấn, Lê Hồng Quang, Nguyên Khang, Quang Dũng, Lam Trường, Bằng Kiều…; các nữ ca sĩ: Kim Tước, Mai Hương, Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Quỳnh Giao, Thanh Lan, Thanh Tuyền, Tuyết Loan, Khánh Hà, Ý Lan, Lưu Bích,Thanh Hà, Diễm Liên, Hồ Lệ Thu, Hồng Nhung, Cẩm Vân Khắc Triệu, Thanh Lam, Họa Mi, Hồng Ngọc, Khánh Du, Nguyễn Cao Nam Trân…; và các nhạc sĩ: Tuấn Khanh (Chiếc lá cuối cùng), Nguyễn Ánh 9, Lê Tấn Quốc, Sỹ Đan, Sỹ Dự, Hoàng Phúc Nguyên, Trần Huy Đức, Quỳnh Hương, Minh Nhiên…
Đây là một hạnh phúc, một diễm phúc mà hiếm có người nghệ sĩ trẻ nào may mắn có được.
2. Soạn Hòa Âm & Sáng Tác
Trong nhiều show nhạc do The Friends tổ chức dành riêng cho Phạm Duy, Cung Tiến, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng và nhiều nhạc sĩ khác, Vương Hương ngoài việc giữ phần đệm piano cho các ca sĩ còn là người soạn hòa âm.
Bằng số vốn nền tảng vững chắc có được từ học thuật nhạc cổ điển, Vương Hương tự trở thành nhà soạn hòa âm nhạc thính phòng cho các tác phẩm bất hủ của các nhạc sĩ danh tiếng Việt Nam.
Riêng với sáng tác, Vương Hương là tác giả của phần nhạc viết riêng cho một số truyện audio của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và một số nhạc phẩm không lời đã bị thất lạc.
3. Tham Gia Vào Các Ban Nhạc
Trong hành trình biểu diễn âm nhạc từ năm 1993 đến 2023, Vương Hương đã trải qua 30 năm với các ban nhạc Piano Bar Thanh Niên ở Sài Gòn, The Friends, Thúy Nga Paris, và một chương trình thính phòng hằng tuần trên kênh truyền hình SBTN từ thập niên qua do The Friends phụ trách rất được khán thính giả người Việt khắp nơi yêu thích.
4. Lời Cảm Ơn Của Người Cha
Vương Hương với hành trình 30 năm cống hiến tài năng âm nhạc của con cho đời đã cho bố và gia đình một vinh dự lớn, một niềm hãnh diện không thể mua được bằng “nhiều tiền.” Con là giấc mơ đẹp nhất cúa bố và Xinh Xinh, mẹ hiền của con, giấc mơ ấy con đã hiện thực nó và Ông Trời đã cho bố sống đến ngày nay để đón nhận lòng hiếu thảo vô giá này của con.
Bây giờ, bố mới ngộ ra, những bất hạnh đã đến với con mà bố đã rất ân hận khi để con phải chịu một cuộc hôn nhân trắc trở để dẫn tới những năm tháng đau buồn trên đất Mỹ, nhưng mặt khác, đó là định mệnh đã sắp đặt cho con một cơ hội bước ra khỏi biên giới Việt Nam để đến một vùng đất khác rộng hơn, mênh mông hơn dù phải chịu nhiều khắc nghiệt. Chính những khắc nghiệt do đổ vỡ hạnh phúc và bệnh hiểm nghèo ấy lại là những động lực không thể tốt hơn tạo nên linh hồn cho tiếng đàn của con. Nhờ tiếng đàn điêu luyện và trữ tình ấy mà con được đón nhận sự ưu ái hết sức của các danh ca huyền thoại bậc cha mẹ con và các ngôi sao ca sĩ trẻ hơn ở khắp nơi, kể cả ở hải ngoại và từ trong nước qua Hoa Kỳ biểu diễn. Hầu như rất ít người có được diễm phúc như con.
Âm nhạc, ở tận cùng ý nghĩa là Đạo, và Vương Hương là pháp danh của kẻ hành giả đã đắc đạo.
Chúc mừng con thượng lộ an lạc. Cám ơn con.
California, Nov. 2023
Trịnh Cung