Biên soạn: Phan Anh Dũng (Rockville, Maryland USA)
(Bấm vào tên bản nhạc để nghe)
HÈ VỀ – Sáng tác: Hùng Lân – Tiếng hát: Ban Hợp Ca Hoa Thịnh Đốn
TRỞ VỀ BẾN MƠ (MP3) – Sáng tác: Ngọc Bích – Tiếng hát: Bạch Yến Paris
LY HƯƠNG -Sáng tác: Lê Mộng Nguyên (1930-2023) – Tiếng hát: Đỗ Thu
TRỞ VỀ THÔN CŨ – Sáng tác: Nhị Hà – Tiếng hát: Tâm Hảo
NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI – Sáng tác: Anh Bằng – Tiếng hát: Triệu Vinh
YÊU MÙA PHƯỢNG ĐỎ – Thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dzung; Phổ nhạc: Vũ Đức Nghiêm – Tiếng hát: Như Hương
ÔNG LÁI ĐÒ (MP3) – Sáng tác: Hiếu Nghĩa – Tiếng hát: Nguyễn Xuân Thưởng
HAI KHÍA CẠNH CUỘC ĐỜI (BOTH SIDES NOW – Joni Mitchell) – Lời Việt: Phạm Duy – Song ca: Triệu Vinh & Minh Nguyệt
NGƯỜI NHƯ CỐ QUÊN – Sáng tác: Hoàng Trọng Thụy – Tiếng hát: Đoàn Thanh Tuyền
KHI BUỔI CHIỀU RỤNG XUỐNG – Thơ: Trần Dạ Từ – Phổ nhạc: Lại Quốc Hùng – Tiếng hát: Thụy Long
CÁM ƠN HOA KỲ – Sáng tác: Trần Chí Phúc – Tiếng hát: Phong Dinh & Trần Chí Phúc / Bài viết (pdf)
THÁNG 7 CHƯA MƯA – Thơ: Y Dịch; Phổ nhạc: Phạm Anh Dũng – Tiếng hát: Tuấn Ngọc
HÃY CHO TÔI – Sáng tác: Dino Phạm Hoàng Dũng (1958-2023) – Tiếng hát: Nguyên Khang, Quốc Khanh, Mai Thanh Sơn, Đoàn Phi
TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ LÊ MỘNG NGUYÊN (1930-2023) – Phan Anh Dũng biên soạn
https://cothommagazine.com/wp/tuong-niem-nhac-si-le-mong-nguyen-1930-2023/
*******
Trên Facebook của nhà báo Từ Nguyên ở Paris, ngày 30/6/2023 cho biết: “Lê Mộng Nguyên đã qua đời ngày 19 tháng 5 vừa qua, đã hỏa thiêu 9 ngày sau”.
Về tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên đã được phổ biến trước đây. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần tại Việt Nam, Lê Mộng Nguyên sang Pháp du học. Năm 1949, ông sáng tác nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối được thành danh nên ban đầu ông muốn theo học hòa âm tại Trường Âm Nhạc Paris nhưng sau đó sang học Luật và Kinh Tế tại Đại Học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Faculté de Droit et de Sciences Economiques).
Năm 1954, Lê Mộng Nguyên tốt nghiệp cử nhân Luật. Từ năm 1955 tới năm 1958, ông được mời làm tùy viên kinh tế và xã hội cạnh Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris (Attaché économique et social près l’Ambassade du Vietnam à Paris) dưới quyền của Đại Sứ Việt Nam Phạm Duy Khiêm. Sau đó ông thi đậu cuộc thi để được hành nghề luật sư. Năm 1962, ông đậu Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État) về Droit Public, Droit Privé và Sciences Politiques. Sau khi thôi hành nghề luật sư, năm 1967, ông dạy Luật Hiến Pháp (Droit Constitutionnel) và Khoa Học Chính Trị (Sciences Politiques) tại Đại Học Franche-Comté Besançon, miền Đông nước Pháp. Năm 1985 ông quay lại Paris và giảng dạy tại Đại Học Paris 8 Saint Denis đến khi về hưu năm 1997.
Lê Mộng Nguyên thành hôn với Nicole Moulin, một phụ nữ người Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1959. Hai người không có con. Ông cũng chưa từng về lại Việt Nam từ khi đi du học năm 1950. Ngày 5 tháng 12 năm 1997, Lê Mộng Nguyên được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại (Académie des Sciences d’Outre-Mer) của Pháp. Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm Hội Viên Chính Thức (Membre Titulaire), trước đó, đã có một số người Việt làm Hội Viên Liên Lạc (Membre Correspondant) như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm…
Về lãnh vực âm nhạc, ông tự học nhạc từ khi còn nhỏ ở Huế, đàn mandoline, guitar và violon. Ca khúc đầu tay Xuân Tươi vào năm 15 tuổi ký tên Lan Đào. Bài nhạc Mừng Khánh Đản sáng tác vào năm 1948 nhân dịp khánh thành Chùa Từ Đàm. Kế tiếp với nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối, tháng 11, năm 1949 khi ông mới 19 tuổi. Và từ đó, ông tiếp tục sáng tác rất nhiều ca khúc…
Ông đã ấn các tác phẩm về chính trị, luật pháp, tài chánh… bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Lê Mộng Nguyên là luật sư, giáo sư đại học, học giả, nhà văn, nhà thơ… nhưng ông thích được gọi là nhạc sĩ vì âm nhạc là nguồn cảm hứng với ông khi còn nhỏ ở quê nhà cho đến tháng ngày ở Pháp. Ông là người rất tế nhị, khiêm tốn, lịch sự. Ông thích văn chương nên đã thực hiện tác phẩm Nhà Văn Hải Ngoại (tập 1, năm 2006) in tại Đức, dày 300 trang. Thời gian đó, ông và tôi thường liên lạc với nhau qua email, trao đổi với nhau vài điều qua các bài viết của ông, trước khi ấn hành.
Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên nay đã ra người thiên cổ! Cầu nguyện nhạc sĩ được siêu thoát cõi vĩnh hằng.
Thành Kính Phân Ưu.
Vương Trùng Dương