THÁP RÙA HÀ NỘI

Tác giả Vũ Công Hiển:...Theo sử ghi, tên gọi Tháp Rùa là vì tháp được xây trên đảo rùa - gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ, nơi rùa Hồ Gươm thường lên phơi nắng...

Đứng về khía cạnh nhiếp ảnh thì Hà Nội là một trong những điểm có nhiều đề tài nhất cho dân săn ảnh ở Việt Nam. Đây chính là kinh đô Thăng Long của hơn 1000 năm trước với nhiều di tích lịch sử còn sót lại. Ở đây có Văn Miếu cổ kính với dãy bia tiến sĩ, Quốc Tử Giám nơi tôn vinh thầy Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng của dân tộc Việt Nam, có Khuê Văn Các, hồ Thuyền Quang. Và có những ông đồ già bên mực tàu, giấy đỏ ngồi viết câu đối vào một dịp Xuân về. Hà Nội còn có chùa Một Cột, cầu Long Biên, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch… Nhưng có lẽ biểu tượng của Hà Nội đối với du khách là Hồ Hoàn Kiếm (hay Hồ Gươm) với Tháp Rùa nằm giữa hồ.

Để chụp ảnh vùng đồi núi sương mù vùng Tây Bắc, dân nhiếp ảnh bay ra từ Sài Gòn thường ghé Hà Nội vài ba ngày. Chúng tôi thường thuê khách sạn ở khu Phố Cổ để tiện đi bộ ra chụp cảnh Tháp Rùa trong sương sớm, trong ánh đèn màu ban đêm. Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Gươm. Theo sử ghi, tên gọi Tháp Rùa là vì tháp được xây trên đảo rùa – gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ, nơi rùa Hồ Gươm thường lên phơi nắng. Tháp được xây từ thời vua Lê Thánh Tông để làm nơi nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò, nhưng đến thời nhà Nguyễn thì không còn.

Mời các bạn xem một số ảnh Tháp Rùa được chụp ở các thời điểm khác nhau. VCH

Vũ Công Hiển

Nhấn vào bất cứ ảnh nhỏ nào bên trên để xem ảnh lớn và nhấn vào dấu < hoặc > để xem các ảnh lớn khác

Author

  • Vũ Công Hiển vốn là một nhà giáo từ những năm trước 75 ở Saigon. Sang Hoa Kỳ, anh tiếp tục dạy Sử Hoa Kỳ, Toán và Điện Toán (Computer Science). Thú tiêu khiển của anh là nhiếp ảnh. Anh chụp đủ mọi thể loại, từ phong cảnh, sinh hoạt đời thường, đến chân dung.

    View all posts